VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh
VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh


 
Lữ hành khách sạn muốn được niêm yết giá bằng đô la Coolte17Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Lữ hành khách sạn muốn được niêm yết giá bằng đô la

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1165
Điểm Tổng Hợp : 8481
Điểm bài viết hay : 17
Join date : 13/05/2010

Lữ hành khách sạn muốn được niêm yết giá bằng đô la Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lữ hành khách sạn muốn được niêm yết giá bằng đô la   Lữ hành khách sạn muốn được niêm yết giá bằng đô la I_icon_minitime16th January 2012, 3:37 am

Nghị định 95 của Chính phủ quy định mức phạt đối với hành vi
niêm yết hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ trái luật từ 300-500 triệu
đồng, áp dụng cách đây gần 3 tháng đã được dư luận quan tâm ủng hộ.
Bởi việc cấm niêm yết, thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng USD là một
trong những biện pháp cần thiết để chống đô la hóa nền kinh tế
Tuy
nhiên, sau một thời gian thực hiện cũng đã phát sinh vấn đề,
mà rõ nhất là lĩnh vực du lịch. Nhiều doanh nghiệp (DN) lữ hành lo
ngại không biết nên chấp hành như thế nào bởi nếu chấp hành
nghiêm sẽ rất dễ mất khách, còn nếu tìm cách xé rào thì sẽ
bị phạt nặng...

Lâu nay, nhiều công ty
du lịch, nhà hàng, khách sạn vẫn có thói quen niêm yết giá tour, giá
phòng… bằng USD. Phần vì “sính ngoại” cũng có nhưng phần vì phục vụ
đối tượng khách nước ngoài đã hình thành thói quen này. Nay nếu áp dụng
quy định mới, niêm yết toàn bộ hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam
từ giá tour, giá phòng, giá dịch vụ đều bằng VNĐ thì các đơn vị du lịch
phục vụ khách quốc tế sẽ gặp khó. Họ than thở lữ hành phục vụ khách
quốc tế mà chỉ được niêm yết bằng VNĐ chẳng khác nào “làm cho du khách
không biết đường mà đến”…

Tại một cuộc họp
mới đây ở TPHCM, các công ty du lịch cho rằng: Chiếu theo quy định
này, ngay các trang web bằng ngoại ngữ khác quảng bá du lịch Việt Nam
cũng phải niêm yết giá tour, giá khách sạn bằng VNĐ. Khi đó, một du
khách người Brazil lên mạng xem tour đến Việt Nam thấy giá 25.000.000
đồng sẽ rất dễ bị “dội” bởi họ nghĩ mình bán giá quá cao, trong khi
nếu ghi là 1.200 USD, họ sẽ biết rõ rẻ chứ không phải mắc. Hoặc
để hiểu rõ giá tour như thế nào, du khách sẽ phải quy đổi từ VNĐ ra
USD rồi lại quy đổi ra đồng tiền nước họ để so sánh.

Lãnh đạo một hãng lữ
hành lo lắng: Quảng bá tour cho khách nước ngoài mà báo giá bằng VNĐ,
người ta sẽ nghĩ mình không biết làm du lịch. Căng nhất là các hợp đồng,
bảng giá được gửi qua email với đối tác nước ngoài xưa nay vẫn niêm yết
bằng USD liệu có bị phạt? Cách đây không lâu, một khách sạn lớn tại Hà
Nội niêm yết giá phòng, giá dịch vụ… bằng USD đã bị phạt đến 500 triệu
đồng khiến DN trong ngành càng thêm lo...

Để tuân thủ quy định
nhưng tránh thiệt thòi cho mình, mỗi DN đã ứng phó một cách khác nhau.
Có DN ký hợp đồng với đối tác bằng VNĐ theo tỉ giá 21.500 đồng/USD, DN
khác sợ tỉ giá biến động đã “trừ hao” bằng cách tính 22.000 đồng/USD…
(trong khi giá USD ngoài chợ đen chỉ quanh 21.200 đồng/USD).

Một
số DN đề nghị nên chăng chỉ cấm niêm yết giá bằng ngoại tệ đối với
hàng hóa, dịch vụ du lịch phục vụ khách nội địa. Còn công ty lữ hành
đưa du khách quốc tế vào Việt Nam xem như chúng ta đang xuất khẩu tại
chỗ, thu ngoại tệ về cho Nhà nước nên cho phép quảng bá tour bằng USD
hoặc euro. Tỉ giá liên tục biến động nên không ai dám khẳng định nó sẽ
ổn định trong suốt cả 3-6-9 tháng khi DN ký hợp đồng. Và cơ quan chức
năng cũng không nên cứng nhắc áp dụng một quy định tiền tệ cho mọi đối
tượng bởi câu chuyện sâu xa của tỉ giá chính là ổn định giá trị tiền
đồng
Về Đầu Trang Go down
http://vietnamhoteliers.tk/ henryminh
Tan
Khách viếng thăm




Lữ hành khách sạn muốn được niêm yết giá bằng đô la Empty
Bài gửiTiêu đề: Lữ hành khách sạn muốn được niêm yết giá bằng đô la   Lữ hành khách sạn muốn được niêm yết giá bằng đô la I_icon_minitime6th January 2012, 11:25 am

Đề nghị trên được nêu ra tại cuộc thảo luận được tổ chức sáng ngày 5-1
tại TPHCM để doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Du lịch TPHCM bàn những vấn đề
còn tồn tại trong ngành du lịch.


Không ít các doanh nghiệp du lịch, khách sạn đã tỏ ra lo lắng sau khi
Công ty TNHH liên doanh khách sạn Thống nhất Metropole bị Ngân hàng
Nhà nước phạt hành chính 500 triệu đồng do niêm yết giá bằng ngoại
tệ không đúng quy định.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Phi, Giám đốc khách sạn Sài Gòn ở quận 1, kể dù đã
cẩn thận loại bỏ niêm yết giá dịch vụ bằng đô la Mỹ nhưng mới đây cũng
bị đoàn kiểm tra nhắc nhở do trong thang máy có quảng cáo giá một bữa ăn
là 5 đô la Mỹ. Thêm vào đó, có doanh nghiệp nước ngoài thậm chí từ chối
ký hợp đồng do không hiểu giá bằng tiền đồng là bằng với bao nhiêu đô
la nhưng khách sạn thì lại không thể mở ngoặc ghi số tiền tương ứng bằng
đô la Mỹ vì sợ phạm luật.

Một câu chuyện khác, bà Nguyễn Thị Xuân Hồng, Giám đốc khách sạn Viễn
Đông, kể nhân viên khách sạn rất căng thẳng khi có khách nước ngoài đến
hỏi giá phòng trực tiếp. Vì là giao dịch miệng nên nói giá tiền đồng
Việt Nam dài đến 7 con số thì khách không hiểu và yêu cầu quy ra đô la
Mỹ để dễ nhớ và dễ tính, nhân viên lại sợ khi làm điều này do e rằng lỡ
có cơ quan quản lý ở đó thì sẽ bị phạt ngay.

"Chưa kể là giá phòng đưa ra trêng trang web cho khách nước ngoài,
những hợp đồng bán phòng theo thông lệ phải đưa bằng giá đô la Mỹ nay
cũng rất khó để tính toán. Mỗi ngày phải cập nhật giá mấy lần do tỷ giá
thay đổi cũng làm khách sạn khó khăn", bà Hồng nói.

Theo ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty du lịch Liên Bang Travelink,
doanh nghiệp rất sợ khi thực hiện các giao dịch với đối tác nước ngoài,
đặc biệt là những giao dịch bằng thư điện tử (email) vì đối tác yêu cầu
phải đưa giá bằng tiền đô la nhưng lỡ email bị cơ quan quản lý phát hiện
thì sẽ phạm luật. Thêm vào đó, công ty du lịch quốc tế bán sản phẩm cho
khách nước ngoài nhưng lại niêm yết giá bằng tiền đồng làm cho khách
không hiểu được thậm chí còn cho rằng công ty lữ hành ở Việt Nam không
biết cách làm du lịch vì bán hàng quốc tế nhưng lại đưa giá bằng nội tệ.

Trên đây, chỉ là vài trong số nhiều câu chuyện mà doanh nghiệp thuộc
Hiệp hội Du lịch TPHCM đưa ra trao đổi vào sáng 5-1 liên quan đến những
vấn đề còn tồn tại của ngành du lịch. Trong đó, có quy định quản lý
ngoại hối, kinh doanh vàng theo Nghị định 95/2011/NĐ-CP Chính phủ mới
ban hành, sửa đổi, bổ sung về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ, ngân hàng, có hiệu lực từ 20-10-2011. Theo đó, hành vi niêm yết
giá hàng hóa, dịch vụ... bằng ngoại tệ có thể bị phạt 300- 500 triệu
đồng.

Doanh nghiệp đề nghị, Chính phủ nên nới lỏng quy định trên, cho phép
doanh nghiệp bán dịch vụ cho khách nước ngoài như doanh nghiệp du lịch,
khách sạn và cả trên trang web tiếng nước ngoài của những công ty này
được phép niêm yết giá bằng những ngoại tệ phổ biến như đô la Mỹ, euro
và thanh toán bằng tiền đồng. Nếu không thể áp dụng cách này thì cho
phép doanh nghiệp được mở ngoặc quy đổi từ tiền đồng ra thành ngoại tệ
tương ứng. Thực tế, các đối tác từ Nhật Bản, châu Âu... không đồng ý với
những giao dịch chỉ ghi tiền đồng.

"Ngân hàng Nhà nước quản lý việc niêm yết giá bằng ngoại tệ là đúng
nhưng phải căn cứ theo từng đặc thù ngành nghề. Mảng đưa khách du lịch
nước ngoài vào Việt Nam nên được coi như là mảng xuất khẩu và được phép
định giá bằng đô la Mỹ nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo là khi thanh toán
thì sẽ dùng tiền đồng", ông Thành của Liên Bang Travelink nói.





Giá cả tăng làm giảm sức cạnh tranh

Trong cuộc thảo luận sáng nay, các thành viên của Hiệp hội Du lịch
TPHCM, cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị về việc tăng giá vé tham quan vịnh
Hạ Long vì tăng liền ngay khi Hạ Long được lọt vào danh sách sơ bộ của 7
kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đã làm khách hàng phản ứng còn
doanh nghiệp thì không kịp điều chỉnh giá bán tour đã báo cho đối tác từ
nhiều tháng trước đó.

"Giá có thể tăng nhưng phải có lộ trình. Ngay khi được lọt vào danh
sách sơ bộ 7 kỳ quan thiên nhiên mới, đảo Jeju của Hàn Quốc đã cảm ơn
khách hàng bình chọn bằng cách miễn phí tham quan 1 năm cho khách trong
nước và giảm giá cho khách quốc tế. Quảng Ninh nên tham khảo từ cách làm
này", một doanh nghiệp đề nghị.

Giá cả tăng, bao gồm giá vé máy bay, phí tham quan, vận chuyển...,
được cho là rào cản cạnh tranh của du lịch Việt Nam, làm cho điểm đến
mất sức hút so với những nước có chặng bay có độ dài tương ứng tính từ
những thị trường nguồn như châu Âu và Mỹ.

"Chúng tôi đang phải báo giá lại cho đối tác vì giá máy bay, vé
tham quan... tăng. Vài đối tác đã phản ứng ngay, thậm chí đối tác từ Ba
Lan vốn có kế hoạch đưa 18 đoàn khách đến trong năm 2012 thì nay đã
quyết định giảm xuống", ông Lại Hữu Phương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ
Lữ hành Bến Thành Tourist nói
Về Đầu Trang Go down
 
Lữ hành khách sạn muốn được niêm yết giá bằng đô la
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VietnamHoteliers.Forum :: Tin Đó Đây - News About...-
Chuyển đến