VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh
VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh


 
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM   Coolte17Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 

 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
goldsent
Thành viên cấp 3



Tổng số bài gửi : 9
Điểm Tổng Hợp : 4964
Điểm bài viết hay : 5
Join date : 06/11/2010

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM   Empty
Bài gửiTiêu đề: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM    VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM   I_icon_minitime6th November 2010, 9:06 pm


V SINH AN TOÀN THC PHM

1.What is Food Hygiene / V sinh an toàn thực phẩm là gì:

Giữ nơi làm việc , nhân viên và thiết bị sạch sẽ là một phần quan trọng trong vệ sinh thực phẩm :

- Làm sạch nơi làm việc :

· Giảm thiểu rủi ro , ngăn chặn những thực phẩm độc hại

· Ngăn cản sự phá hoại của côn trùng như : Ruồi , chuột ….là tạo sự thu hút khách hàng .

· Một phần quan trọng nữa trong vệ sinh thực phẩm là cách bảo quản và lưu trữ thực phẩm ( Phục vụ từ 30 khách trở lên đều phải lưu trữ mẫu trong 24 tiếng , để trong tủ lạnh )

· Việc bảo quản và lưu trữ thực phẩm không tôt sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm ngay cả khi khu vực làm việc rất sạch sẽ )

2.Awareness of Food Hygiene /Kết quả thấy được từ việc thực hiện vệ sinh thực hiện vệ sinh thực phẩm :

- Thói quen giữ vệ sinh tốt sẽ bảo vệ thực phẩm tránh bị nhiễm trùng

· Những lợi ích từ việc giữ vệ sinh tốt:

*Khách hàng hài lòng

*Tạo danh tiếng

*Tuân thủ pháp luật

*Tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm

*Tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên

* Tạo tinh thần phấn khích , tăng hiệu suất mang lại lợi nhuận cao



3.The law & Food Hygience / Pháp luật & vệ sinh thực phẩm :

Những trường hợp mà ngành công nghiệp thực phẩm có lien quan đến pháp luật

· Sản xuất buôn bán những thực phẩm có hại , không an toàn tính mạng cho người sử dụng , không đạt chất lượng tiêu chuẩn vệ sinh

· Ngộ độc thực phẩm

· Tiêu chuẩn vệ sinh nơi làm việc , thiết bị , nhân viên

· Thực hành vệ sinh thực phẩm kể cả việc xử lý và kiểm soát nhiệt độ

· Kiểm soát sự ngộ độc thức ăn hay nhiễm bệnh do thức ăn

· Thành phần nhãn mác thực phẩm

-Không tuân thủ qui định vệ sinh thực phẩm sẽ dẫn đến :

· Đóng cửa

· Đóng phạt tiền

· Ở tù

· Bồi thường cho khách

4. Food Hygiene & Business / Vệ sinh thực phẩm với kinh doanh:

Vệ sinh thực phẩm tồi rất ảnh hưởng đến việc kinh doanh . Không ai muốn dùng thức ăn của những nơi bị mang tiếng . Không ai muốn làm việc ở những nơi như vậy , vì việc thay đổi nhân viên thường xuyên xảy ra

Tiếng xấu sẽ dẫn đến :

· Việc kinh doanh sút giảm

· Lợi nhuận thấp

· Tình trạng dư thừa

· Thực phẩm nên đậy kín và để cách biệt nhau , tránh nhiễm khuẩn

Điều kiện để vi khuẩn phát triễn : gồm 4 yếu tố

· Thức ăn

· Hơi ấm

· Độ ẩm

· Thời gian

Thức ăn bị nhiễm khuẩn như thế nào ?

· Thường xảy ra khu vực có thực phẩm do thiếu hiểu biết , thiếu không gian , thiết kế sai qui trình. Nhiễm vật chất do những chất nguy hiểm bên ngoài rơi vào . Nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu , diệt côn trùng , hóa chất tẩy rửa …..

Vi khuẩn thường nhiễm vào thực phẩm từ con người

· Ho & hắc hơi là yếu tố truyền nhiễm bệnh

· Khi hút thuốc vi khuẩn có thể truyền từ miệng , mũi qua tay

· Tay là nơi dễ truyền vi khuẩn sang thực phẩm

· Tai mũi họng là nơi thường gây ngộ độc thức ăn

· Gàu hay vi khuẩn trên tóc có thể nhiễm qua thực phẩm

· Bệnh đường ruột chứa nhiều vi khuẩn độc hại , chúng có thể qua tay khi đi vệ sinh và sau đó từ tay sang thực phẩm

Vi khuẩn nhiễm từ côn trùng ( Côn trùng thường mang vi khuẩn trên cơ thể chúng)

· Loại côn trùng có cánh cực kỳ nguy hiểm do thói quen ăn uống của chúng. Chúng thường đậu lên mặt súc vật và mang theo lượng lớn vi khuẩn

· Loại gián thường sống trong cống rãnh và ăn rác bẩn , chúng sẽ mang những sinh vật gây ngộ độc thực phẩm nhiễm sang thực phẩm khác

· Một số thùng nhựa tái chế dễ bị sinh hóa gây nhiễm vào thực phẩm

5.Preventing Bacteria from mulitiplying ( Ngăn ngừa vi khuẩn phát triễn )

· Vi khuẩn cần hơi ẩm, hơi nóng và thời gian để phát triễn , bằng cách hạn chế 1 trong các yếu tố tren sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triễn . Khi làm lạnh vi khuẩn sẽ chậm phát triễn

· Để thực phẩm trong vùng nhiệt độ cao vi khuẩn sẽ dễ có thời gian phát triễn

· Diệt khuẩn trong thực phẩm : cách tốt nhất để diệt khuẩn là đun nóng

*Thức ăn được đun đến nhiệt độ cao 100°C trong thời gian dài

*Theo phương pháp Pastuer : Thức ăn được đun đến 72°C trong vòng 15 giây để diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng chưa diệt hết vi khuẩn gây thối rửa

*Thức ăn được đun ở nhiệt độ rất cao trong một thời gian ngắn để diệt gần như toàn bộ vi khuẩn

· Các lý do bị ngộ độc thực phẩm:

*Thức ăn chuẩn bị sẵn quá lâu và để ở vùng nhiệt độ nguy hiểm

* Thức ăn làm lạnh quá chậm trước khi ướp lạnh

*Không được hâm nóng đúng mức để diệt tất cả vi khuẩn

*Ăn phải thuức ăn chín bị nhiễm vi khuẩn ngộ độc

*Thức ăn nấu chưa chín ,

* Thịt gia cầm không được rã đông đúng cách

* Thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ thực phẩm nguyên thủy

*Thức ăn nóng bị giữ ấm ở nhiệt độ thấp hơn 63°C

*Thức ăn nhiễm khuẩn từ nhân viên chế biến và nhân viên phục vụ

* Dùng thức ăn thừa

Qui trình rửa chén , bát , dĩa :

· *Pre – Clean ( Rửa sơ bộ )

· *Main-Clean ( Rửa chén )

· *Rinse ( Tráng lại )

· *Disinfection ( Tẩy trùng )

· *Final rinse ( Tráng lại lần cuối )

· *Drying ( Làm khô )

· Food Handing Equipment ( Thiết bị chế biến thực phẩm ):

· *Thiết bị nên thiết kế sao cho việc làm sạch được dễ dàng , và nên làm bằng chất liệu chống gỉ sét , không độc hại , không thấm và bền , như thép không gỉ

· * Dùng thiết bị thích hợp sẽ giảm rủi ro nhiểm khuẩn : Lý tưởng nhất là các thớt chặt làm bằng nhựa Polypropylence và được tẩy trùng ngay sau khi sử dụng

6. Personal Hygiene( Vệ sinh cá nhân ):

· Điều cần thiết là luôn giữ bạn và đồng phục luôn sạch sẽ , Người đầu bếp phải luôn đội nón , chụp kín tóc . ( Combing of hair should only be carried out in changing rooms ) Chỉ nên chải đầu trong phòng thay đồ ,

· Không nên đeo nhẫn , vòng đeo tay , đồng hồ vì chúng là nơi chứa bụi bặm , vi khuẩn , Không được sơn móng tay , vì chúng có thể bong ra trong quá trình chuẩn bị thức ăn .

· Không bao giờ gãi ( da) vì vi khuẩn sẽ dính vào tay sau đó nhiễm sang thực phẩm

Những vết đứt , vết thương nên được băng bằng kín nước trước khi vào làm việc , miếng băng phải màu sáng để dễ nhìn thấy nếu chúng bong ra

· Nên rửa tay sau khi :

*Đi vệ sinh

*Đụng vào mặt , mũi , tai , miệng ….

*Làm việc với thực phẩm thô / Nguyên thủy

* Dọn rác

*Giải lao và trở lại làm việc tại khu vực chế biến thực phẩm

*Làm sạch và tẩy trùng nơi làm việc

7.Food storage ( Lưu trữ thực phẩm )

· Tất cả thực phẩm phải được lưu trữ an toàn ở nhiệt độ thích hợp để tránh nhiểm khuẩn và lãng phí ( Xem kỹ nhãn mác , biết thời hạn sử dụng ) Thực phẩm trữ trước phải dùng trước .

· Những thực phẩm khô , đóng chai , đóng hộp như bột , gạo ….nên trữ nơi khô mát , sáng sủa ….nên để cách ly sàn nhà và trong đồ đựng kín khí ( Đồ hộp bị méo móp, gỉ sét nên vứt đi )

· Rau quả tươi nên dùng càng sớm , càng tốt , kiểm tra thường xuyên , giữ trong nhiệt độ lạnh và cách ly sàn nhà . Các loại như khoai tây , cà rốt ,các loại quả khác nên để riêng với rau quả khác và để nơi tối

· Thực phẩm dễ ôi thiu nên để dự trữ trong tủ lạnh , các thực phẩm thô đã nấu chin và làm từ sữa nên để cách biệt

· Tủ lanh nên để nơi thông thoáng và tránh ánh sáng ( Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh hằng ngày và nên giữ nhiệt độ 1 – 4 °C, Phải rã đông và làm sạch tủ lạnh thường xuyên , Không để tủ lạnh quá tải và không khí trong tủ phải lưu thông tốt , Roan cửa tủ phải sạch sẽ và kín , luôn đóng cửa để giữ nhiệt độ trong tủ . Không nên trữ thức ăn nóng trong tủ lạnh vì nó sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ và đọng nước )

· Thực phẩm đông lạnh : Nhiệt độ của thực phẩm đông lạnh nên ở khoảng

- 18 °C trước khi bỏ vào tủ cấp đông . Không nhận những thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ - 12°C. Thực phẩm sau khi rã đông không được làm đông lại. Nhiệt độ an toàn cho tủ cấp đông nên ở khoảng -18 đến -23°C. Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng . Cấp độ của tủ cấp đông cho bạn biết thực phẩm sẽ được trữ an toàn trong bao lâu

8.Chuẩn bị thức ăn một cách an toàn :

Sẽ tránh bị nhiễm khuẩn , Vì vậy có kế hoạch tốt sẽ tiết kiệm thời gian , công sức và thực phẩm . Điều quan trọng là sắp xếp thời gian tốt để chuẩn bị thức ăn trong thời gian nhanh nhất ( Thịt gia cầm , tảng thịt lớn phải được rã đông kỹ trước khi nấu , nếu để thực phẩm vẫn còn đông thì nhiệt độ bên trong sẽ nằm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm

Chuẩn bị thức ăn:

· Rửa tay thường xuyên khi chuẩn bị thức ăn . Ra tay sau mỗi khi tiếp xúc thực phẩm thô( Dọn rác , làm vệ sinh …..) Dùng thiết bị , dụng cụ khác nhau cho thịt sống và thịt chin . Bảo đảm thức ăn phải được nấu kỹ trước khi phục vụ cho khách

· Làm mát và nếm thức ăn : Thức ăn phải được hạ nhiệt nhanh và để tủ lạnh trong vòng 1.5 giờ . Không để thức ăn nóng trong tủ lạnh vì sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ và đọng nước . Dùng muỗng sạch để nếm thức ăn tiệc

· Trưng bày thức ăn nóng lạnh : Thức ăn phục vụ tiệc đứng cần phải che đật và sạch sẽ vì đó là môi trường nhiễm khuẩn cao giữa giao tiếp khách hàng với nhân viên . Thức ăn nóng phải giữ nhiệt độ trên 63°C. Thức ăn lạnh phải giữ nhiệt độ 8°C trở xuống . Một số thức ăn như thịt , cá , trứng , phomat phải giữ ở nhiệt độ dưới 5°C

· Avoiding Contamination( Tránh nhiễm khuẩn )

Nhân viên phục vụ nên dùng kẹp gắp hay muỗng để lấy thức ăn , Dụng cụ chứa đựng thức ăn phải đảm bảo về số lượng , chất lượng nhằm tránh nhiễm khuẩn cho thức ăn , Không được trực tiếp cầm tiền khi phục vụ thức ăn , Không được hút thuốc trong khu vực làm chế biến hay khu vực đang phục vụ .

· Vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm :

*Khu vực chế biến thực phẩm phải luôn sạch sẽ ngăn nắp

* Dùng đúng chức năng của thiết bị , công cụ dụng cụ

*Vệ sinh sàn bếp luôn sạch sẽ và kho ráo , Các thùng rác phải có nắp đậy và lau chùi thường xuyên , vệ sinh các cửa sổ , hệ thống thoáng sàn, hệ thống hút mùi ….Các kế chứa và mặt bàn làm việc

· Dọn rác kỹ là một trong những phần quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm vì rác là nơi thu hút côn trùng . Rác phải bỏ vào bị nhựa lót trong thùng rác , có đậy nắp kín , phải bỏ xa nơi chuẩn bị thức ăn . Luôn rửa tay sau khi vệ sinh thùng rác bằng xà phòng , Không để rác dồn đống trong khu vực có thực phẩm và xung quanh .
Về Đầu Trang Go down
haccolong
Thành viên cấp 1



Tổng số bài gửi : 1
Điểm Tổng Hợp : 4937
Điểm bài viết hay : 5
Join date : 11/11/2010

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM   Empty
Bài gửiTiêu đề: Cần thực hiện theo tiêu chuẩn để kiểm soát từ đầu   VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM   I_icon_minitime11th November 2010, 2:37 pm

Để thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm các bạn nên thực hiện theo HACCP hoặc ISO 22000. Nhà hàng thực hiện theo các tiêu chuẩn này thì càng khẳng định hơn nữa việc kiểm soát và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cũa như tăng niềm tin cho khách hàng.

Các bạn có thể tham khảo về các tiêu chuẩn này tại:
Công ty CONN hoặc HACCP
ISO 22000
Về Đầu Trang Go down
 
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn được quyền trả lời bài viết
VietnamHoteliers.Forum :: Forum :: Diễn đàn nghề Bếp-
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề nàyChuyển đến