VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh
VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh


 
Văn hoá - nhân tố đảm bảo du lịch vững bền  Coolte17Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Văn hoá - nhân tố đảm bảo du lịch vững bền

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1165
Điểm Tổng Hợp : 8698
Điểm bài viết hay : 17
Join date : 13/05/2010

Văn hoá - nhân tố đảm bảo du lịch vững bền  Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn hoá - nhân tố đảm bảo du lịch vững bền    Văn hoá - nhân tố đảm bảo du lịch vững bền  I_icon_minitime18th February 2012, 12:06 am


Văn hoá - nhân tố đảm bảo du lịch vững bền  456054207



Hàng rong đeo bám khách du lịch là cảnh thường xuyên bắt gặp trên đường phố Hà Nội.
NDĐT- Du lịch Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng cao. Năm 2011,
ngành du lịch cán đích 6 triệu khách, vượt xa mục tiêu 5,3 triệu khách.
Thế nhưng, nếu khẳng định về sự tăng trưởng bền vững, nhiều người sẽ dè
dặt. Một trong những thế yếu cơ bản của chúng ta hiện nay chính là môi
trường văn hoá trong du lịch.


Việt Nam có những bãi biển thuộc hàng đẹp nhất
hành tinh như Nha Trang, Mũi Né, Mỹ Khê... Vịnh Hạ Long đã lọt vào danh
sách kỳ quan thiên nhiên thế giới. Cao nguyên đá Đồng Văn cũng trở thành
Di sản địa chất.
Không tính đến những di sản đã được công nhận
tầm thế giới, những di sản văn hoá khác của Việt Nam cũng là một kho
báu, đó là hệ thống di tích, là những loại hình nghệ thuật dân gian của
cộng đồng 54 dân tộc... Đó là những nền tảng cơ bản để chúng ta phát
triển ngành công nghiệp không khói.
Dự thảo "Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030" của Tổng cục Du
lịch, năm 2020 sẽ đón được 11-12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45-48
triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 18-19 tỉ USD, đóng góp 6,5 - 7%
GDP của cả nước.
Nhưng trên nền tảng ấy, chúng ta xây dựng cái
gì không phải là chuyện dễ dàng. Cảnh đẹp cộng với một nền văn hoá phong
phú, mới là điều kiện cần, chứ chưa thể nói là đủ. Du lịch là ngành
kinh tế tổng hợp. Ngoài những yếu tố nền tảng nói trên, còn rất nhiều
yếu tố quyết định sự thành bại, đó là phương thức kinh doanh, là môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội. Nếu đi đến những quốc gia lân cận
như Malaysia, Thái Lan... người ta thường dùng hai từ "hoàn hảo" khi nói
về thái độ nhiệt tình phục vụ.
Những câu chuyện như khách du
lịch quên điện thoại trên taxi, quên hành lý tại sân bay, nhưng sau đó,
được người ta hoàn trả đến tận tay là chuyện khá phổ biến ở một số nước,
nhất là những nước châu Âu. Đó là cả một cộng đồng thân thiện với du
khách. Nhưng khó có thể tìm câu chuyện tương tự như thế ở Việt Nam.
Đến
giờ, quan niệm "chín tháng mài dao, ba tháng chém", là quan niệm hiển
nhiên của nhiều người làm du lịch, nhất là du lịch có tính mùa vụ ở các
bãi biển miền Bắc và du lịch lễ hội đầu năm. Cứ đến những dịp cao điểm,
giá cả dịch vụ cứ bị đội lên tăng vọt.
Thời điểm vịnh Hạ Long mới
công nhận là Kỳ quan thế giới, giá thuê phòng khách sạn đã tăng tới mức
không thể chấp nhận. Thậm chí, cuối tuần, "thượng đế" phải chi tới 1
triệu đồng/ 1 phòng đôi. Không có yếu tố "đầu vào" nào khiến dịch vụ
tăng giá. Yếu tố tăng giá duy nhất là do các ông chủ lợi dụng lượng
khách đổ về quá đông. Điệp khúc "cháy" phòng, "cháy" dịch vụ thường
xuyên được đưa ra mỗi kỳ cao điểm, cũng với nguyên nhân kể trên. Chẳng
còn phải bàn cãi về ấn tượng của khách du lịch trước kiểu làm ăn này.
"Chặt
chém" là nỗi lo thường trực khi đi du lịch. Chuyện những bát phở trăm
ngàn, con gà tiền triệu xuất hiện nhan nhản trên thông tin báo chí.
Nhưng
chuyện "chặt chém" không phải hoàn toàn do tự phát. Trong nhiều trường
hợp, nó có tổ chức hẳn hoi. Khi đoàn khách du lịch mua hàng tại một cửa
hàng dịch vụ nào, hướng dẫn viên luôn được chi phần trăm. Đã nhiều du
khách phàn nàn họ chứng kiến tận mắt hướng dẫn viên nhận tiền phần trăm
của phía cửa hàng dịch vụ. Đến người chậm hiểu nhất, cũng nhận ra, khoản
tiền đó đánh vào túi người đi du lịch. Một vị khách khó lòng ngợi khen
về Hà Nội, nếu anh ta bị những hàng rong đeo bám khi đi tham quan phố
cổ. Rất có thể anh ta còn là nạn nhân của "chặt chém" của những quán
hàng.
Kiểu làm ăn chụp giật còn diễn ra trong việc thực hiện hợp
đồng tour du lịch. Khi quảng bá thì nói một đàng, thực tế diễn ra một
nẻo. Nhiều công ty du lịch cố tình thay đổi thực đơn, phòng khách sạn,
cắt bỏ những điểm tham quan có thu phí, rồi “ép” khách du lịch vào hết
điểm mua sắm này đến cửa hàng khác... Việc trọng khách ngoại, coi thường
khách nội cũng khá phổ biến, khiến người đi du lịch dễ bị ức chế.
Môi
trường tự nhiên tại khu du lịch cũng là một biểu hiện của nét đẹp văn
hoá. Khi đi đến bãi biển Pattaya của Thái Lan, có người Việt Nam đã đem
cát ở bãi biển về làm kỷ niệm, vì nó quá sạch. Còn ở Việt Nam, đã nhiều
khách du lịch bắt đầu quay lưng lại với kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long,
với những lời phàn nàn về sự ô nhiễm đang tăng lên. Nhiều bãi biển,
nhiều di tích lịch sử văn hoá cũng bị xả rác bừa bãi, gây mất mỹ quan.
Dự
thảo "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030" của Tổng cục Du lịch nhấn mạnh đến chinh phục những mục tiêu.
Nhưng thiếu những giải pháp để xây dựng một môi trường văn hoá kinh
doanh một cách bền vững.
Có thể chưa hoàn toàn thuyết phục, và
thực sự khách quan nhưng bài báo: "Tại sao tôi không bao giờ trở lại
Việt Nam?" của Matt Kepnes đăng trên tờ Huffington Post, tờ báo điện tử
hàng đầu của Mỹ, trong những ngày đầu năm phần nào cho thấy văn hoá kinh
doanh du lịch tại Việt Nam đáng được nhìn nhận lại. Tác giả bài báo nói
rằng, anh ta đã bị người bán hàng rong chèo kéo ở Hội An, bị bỏ khát và
buộc phải ở chung phòng với người lạ trên thuyền thăm vịnh Hạ Long, bị
chặt chém khi mua hàng ở TP. Hồ Chí Minh, gặp phải ăn xin giả, bị tính
cước taxi quá cao… Dẫu rằng, tác giả bài viết này đến Việt Nam từ năm
2007, đến nay, ít nhiều đã có sự thay đổi, nhưng có thể coi đây là lời
cảnh báo đối với văn hoá kinh doanh du lịch của Việt Nam.
Dẫu vậy,
bước đầu chúng ta cũng đã có những "điểm sáng" trong ứng xử. Có du
khách Đan Mạch kể lại rằng, anh ta lấy làm lạ khi đến khu phố phục vụ
khách Tây ở Hội An (Quảng Nam) là không phải thích vào hàng nào thì vào.
Khi anh chân ghé vào một hàng và đã được chủ hàng nhã nhặn mời sang
quầy bên cạnh, dù rằng quầy của anh ta rõ ràng vẫn còn đồ ăn. Sau đó,
anh đã biết rằng tất cả những người bán hàng trong khu vực này đã có một
thỏa thuận về đón tiếp thực khách. Một “điều phối viên” tay cầm sổ và
bút chì sẽ hướng dẫn tốp khách thứ nhất vào quầy 1, tốp thứ 2 sẽ được
lịch sự mời sang quầy thứ 2. Và cứ tương tự như vậy, tính từ hai đầu vào
giữa. Bất luận đó là một tốp khách dăm bảy người hay chỉ một khách độc
hành, thỏa thuận vẫn được tôn trọng. Điều này khiến anh thấy hết sức thú
vị.
Gần đây, khi Công ty Du lịch Lanta của Nga bị phá sản, hơn
8000 du khách của Lanta bị kẹt lại ở nhiều nước trên thế giới. Trong khi
không ít du khách của Lanta tại một số nước bị doạ đuổi ra khỏi khách
sạn nếu không thanh toán dịch vụ thì các resort, khách sạn của Việt Nam
không làm vậy. Cả Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, Sở VHTTDL Bình Thuận,
UBND tỉnh Bình Thuận đều nhanh chóng vào cuộc, liên lạc với Lãnh sự quán
Nga tại TP. Hồ Chí Minh để cùng phối hợp giải quyết vụ việc. Các resort
cam kết không giữ hộ chiếu của khách, tạo mọi điều kiện để khách về
nước nếu có nhu cầu. Chính phủ Nga đã bày tỏ lời cảm ơn tới các cơ quan
hữu trách Việt Nam về sự trách nhiệm, hữu nghị và thân thiện đó.

nhiều quốc gia, để đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh, người ta bố
trí lực lượng cảnh sát du lịch. Hiện ở nước ta, khách du lịch chủ yếu
vẫn phải xoay xở một mình. Song, ai cũng hiểu, những nụ cười thân thiện
của đôi bên sẽ hấp dẫn hơn, thay vì sự hiện diện của những cảnh sát để
giải quyết va chạm giữa khách và những người làm dịch vụ. Không những
khó hút khách quốc tế, du lịch Việt cũng có thể mất khách nội địa.
Nếu
không hài lòng với dịch vụ trong nước, người ta có thể dễ dàng chọn du
lịch ở những nước trong khu vực, với giả cả phải chăng, dịch vụ tốt.
Không phải cứ có thắng cảnh đẹp là có thể bán vé tham quan. Thái độ phục
vụ chuyên nghiệp, và hơn thế là xây dựng một môi trường văn hoá lành
mạnh, sẽ "ghi điểm" cho du lịch Việt, trong bối cảnh cạnh tranh ngày
càng gay gắt.
Về Đầu Trang Go down
http://vietnamhoteliers.tk/ henryminh
 
Văn hoá - nhân tố đảm bảo du lịch vững bền
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lịch sử vùng nho Champagne
» Nhiều khu du lịch ở Bà Rịa- Vũng Tàu có nguy cơ… biến mất
» Hà Nội: Bề bộn nỗi lo nguồn nhân lực du lịch
» Voi quật chết nhân viên ở Khu du lịch Đại Nam
» Khách sạn Sunrise Nha Trang nhận Nhãn Bông sen xanh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VietnamHoteliers.Forum :: Tin Đó Đây - News About...-
Chuyển đến