VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh
VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh


 
Khảo sát thường niên về kinh doanh khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam  Coolte17Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Khảo sát thường niên về kinh doanh khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1165
Điểm Tổng Hợp : 8524
Điểm bài viết hay : 17
Join date : 13/05/2010

Khảo sát thường niên về kinh doanh khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam  Empty
Bài gửiTiêu đề: Khảo sát thường niên về kinh doanh khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam    Khảo sát thường niên về kinh doanh khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam  I_icon_minitime27th June 2012, 6:03 am

Khảo
sát thường niên về kinh doanh khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp
tại Việt Nam trong năm 2011 được Công ty Grant Thornton Việt Nam công bố
ngày 20-6 cho thấy: Chỉ có công suất sử dụng phòng của nhóm khách sạn 3
sao tăng 8,1%, còn khách sạn 5 sao thấp hơn năm trước 0,9%, khách sạn 4
sao cũng giảm khoảng 0,2%. Sự sụt giảm có thể tiếp diễn trong năm nay
đối với nhóm khách sạn 5 sao.

Cơ cấu khách ảnh hưởng công suất phòng

Lựa chọn một số TP
du lịch thường được cho là đông khách nhất để phân tích thêm, Grant
Thornton Việt Nam thấy công suất thuê phòng bình quân tại Đà Nẵng và Hội
An đạt 69,4%, tăng 6,2%. Ở TPHCM, giá phòng tăng không đáng kể nhưng
công suất phòng chỉ tăng 2,3%. Hà Nội giá phòng tăng 5,7%, công suất
phòng giảm khoảng 2%.
Ngạc
nhiên nhất là Phan Thiết, suy giảm công suất phòng 7%, dù nơi đây không
có khách sạn 3 – 5 sao hoạt động. Phan Thiết có mức giá phòng khách sạn
3 - 5 sao tăng cao nhất với 11,5%, có lẽ đây là một trong những lý do
khiến công suất phòng nhóm này giảm.
Khảo sát thường niên về kinh doanh khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam  1chot_e2d7c
Khách du lịch cá nhân đưa doanh thu trên mỗi khách cao hơn khách đoàn
Ông Kenneth Atkinson, Giám
đốc điều hành của Grant Thornton Việt Nam, cho biết trong những tháng
đầu năm 2012, đang có dấu hiệu tiếp tục giảm của nhóm khách sạn 5 sao
với công suất sử dụng phòng và giá phòng thấp hơn trước. Điều này một
phần là do có thêm số lượng phòng mới đưa vào khai thác và phần khác do
có sự thay đổi trong cơ cấu khách nghỉ tại khách sạn khi có nhiều nhóm
du khách đặt phòng khách sạn 3 và 4 sao hơn.
Việc đặt phòng thông
qua các đại lý du lịch và nhà điều hành tour tiếp tục là phương pháp
phổ biến nhất, không phân biệt điểm đến, xếp
hạng sao và quy mô của khách sạn. Điều này không làm cho các nhà quản
lý khách sạn vui vì khách đoàn tăng, trong khi khách du lịch cá nhân
trực tiếp đặt phòng giảm từ 40,1% xuống còn 32,2%.
Chính khách du lịch
cá nhân mới đưa đến doanh thu trên mỗi khách của khách sạn cao hơn khách
đoàn. Nhìn tổng thể ngành du lịch, khách cá nhân luôn lưu trú dài ngày
hơn khách đi theo đoàn nên họ cũng chi tiêu cho đi chơi, ăn uống, mua
sắm nhiều hơn, góp phần tăng doanh thu cho các dịch vụ liên quan du
lịch.
Để khách tìm đến và giữ chân họ lâu hơn

Qua tỉ lệ khách có sự
thay đổi như trên, ông Kenneth Atkinson khuyến cáo ngành du lịch Việt
Nam cần cẩn trọng trong tương lai. Đừng thấy mấy năm qua lượng khách
quốc tế vào Việt Nam có tăng mà hài lòng, vì xu hướng thị trường thay
đổi liên tục và rất khác nhau ở từng khu vực. Năm 2012, Việt Nam dự kiến
đón 6,5 triệu lượt khách nước ngoài, tăng hơn năm ngoái chỉ 500.000
khách.

Việt Nam có nhiều tài
nguyên du lịch nhưng ngành du lịch chỉ biết quảng bá điểm đến mà thiếu
hẳn cách quảng bá hình ảnh: “Việt Nam dễ đến” và hành động đúng để cho
khách đến Việt Nam dễ thật. Điều này Thái Lan, Malaysia, Singapore quảng
bá khắp nơi và thực hiện khá tốt.

Thái Lan mở cửa cho
các hãng hàng không từ các nơi trên thế giới tập trung vào Thái Lan quá
cảnh để tăng tần suất máy bay đưa đón khách nhanh nhất, mở thêm bộ phận
làm thủ tục lên máy bay gần khu vực các khách sạn 3 - 5 sao để khách mất
ít thời gian.
Văn phòng Tổng cục
Du lịch Thái Lan tại Việt Nam làm đầu mối tư vấn các dịch vụ cho du
khách, kể cả không ngại quảng cáo cho khách đi các hãng hàng không nước
ngoài (không phải của Thái Lan), miễn sao mỗi lần máy bay quá cảnh Thái
Lan là có đưa một lượng du khách đến. Singapore thu hút khách du lịch cá
nhân rất đông nhờ họ biết kết nối các dịch vụ phục vụ khách từ người
lớn đến trẻ em.
Về Đầu Trang Go down
http://vietnamhoteliers.tk/ henryminh
 
Khảo sát thường niên về kinh doanh khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lợi ích của phần mềm quản lý khách hàng trong hoạt động kinh doanh khách sạn
» Khu nghỉ dưỡng sẽ hỗ trợ một phần chi phí đi lại cho khách đến Blue Ocean.
» Kinh doanh khách sạn cần gì mùa Covid-19?
» Khách sạn lo lắng dự thảo nghị định trò chơi có thưởng
» Kinh doanh khách sạn cần chuẩn bị những gì?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VietnamHoteliers.Forum :: Forum :: Diễn đàn nghề Sales-
Chuyển đến