VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh
VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh


 
Khách sạn chỉ thích tên Tây Coolte17Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 

 Khách sạn chỉ thích tên Tây

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1165
Điểm Tổng Hợp : 8533
Điểm bài viết hay : 17
Join date : 13/05/2010

Khách sạn chỉ thích tên Tây Empty
Bài gửiTiêu đề: Khách sạn chỉ thích tên Tây   Khách sạn chỉ thích tên Tây I_icon_minitime17th September 2011, 9:39 pm

Nhân dịp giúp một đoàn khách bạn, từ nước Nga sang làm việc tại Việt Nam, muốn ở một khách sạn nào đó “gần khu vực Bờ Hồ” (Hà Nội), chúng tôi mới có dịp tìm hiểu các khách sạn, nhà nghỉ ở quận Hoàn Kiếm - một quận ở giữa trung tâm thủ đô.

Bây giờ, truy tìm thông tin không có gì tốt hơn, không có gì nhanh hơn là vào mạng Internet. Vậy là chúng tôi mở máy, tra “Google”. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên là chỉ ở một khu vực diện tích chẳng lớn là bao nhiêu, có thể nói là chật chội, như quận Hoàn Kiếm lại có nhiều khách sạn đến thế. Có thể nói, nhìn đâu cũng thấy khách sạn.

Nhưng điều mà chúng tôi ngạc nhiên hơn cả là gần như tất cả các khách sạn của quận Hoàn Kiếm đều mang tên Tây: Moonshine Palace (phố Bát Đàn), Golden Plaza (Hàng Trống), Golden Lake (Hàng Mành), Luxury (Phủ Doãn), Mike’s Amazing (Hàng Phèn), Sunshire 1, Sunshire 3 (Mã Mây), Triumphal, Rising Dragon 2 (Hàng Gà), Prince II (Hàng Giầy), Astoria (Hàng Bông), Lucky Star (Bát Đàn), Asia Palace (Hàng Tre), Paramount (Ngõ Huyện), Asian Ruby (Tạ Hiện), Indochina (Lò Sũ)... Còn rất nhiều nữa. Điều dễ nhận ra là tất cả các tên này đều là tiếng Anh. Quả là mốt thời đại(!)

Khi đến một nơi xa lạ nào đó, việc đầu tiên mà mọi du khách phải làm là tìm cho mình một khách sạn (hay nhà nghỉ). Dù đắt đỏ đến mấy thì đấy cũng là nơi dễ kiếm, tiện lợi và an toàn. Có thể nói, “cánh cửa” đầu tiên để du khách tiếp xúc, làm quen với đất nước mới lạ bắt đầu từ khách sạn, nhà hàng, chợ búa và sản vật vùng miền. Thế mà, tên khách sạn của người Việt, trên đất Việt nhưng hoàn toàn không thấy bóng dáng tiếng Việt đâu cả. Ở rất nhiều nước trên thế giới và ngay các nước cạnh ta (Trung Quốc, Thái Lan hay Indonesia chẳng hạn), tên hàng hoá, thương hiệu nếu chỉ dùng một thứ tiếng thì phải là bản ngữ, nếu thêm tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) thì phải đặt phía sau, cỡ chữ nhỏ hơn. Tôi không biết Hiệp hội Khách sạn Việt Nam hay Tổng cục Du lịch nước ta có quy định nào không chứ thực tế, xu hướng Anh hoá mẫu mã, thương hiệu Việt đang lấn át mọi xu hướng khác. Đến một khu du lịch quốc gia, đang là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc thi hoa hậu Việt Nam tại Nha Trang (Khánh Hòa) cũng mang một cái tên Tây rất quen thuộc: Vinpearl Land.

Các bạn Nga của chúng tôi hết sức ngỡ ngàng vì hiện tượng người Việt sính đặt tên tiếng Anh này. Họ nói ở Nga có lúc cũng rộ lên phong trào “sùng bái tiếng Anh” như vậy nhưng hiện tại đã giảm đi nhiều. Hoặc do Nhà nước yêu cầu tên thương hiệu phải được đặt trong khuôn khổ pháp lí, hoặc do nhiều doanh nghiệp tự thấy “ngượng” vì sự cổ xúy cho tiếng Anh quá đà của mình. Cũng theo các bạn Nga, dù không phải dân tiếng Anh chính hiệu, họ cũng phát hiện ra rất nhiều lỗi trong các biển hiệu, chỉ dẫn, thực đơn ở các nhà hàng của ta (sai về chính tả, sai về ngữ nghĩa). Người ta hay kể cho nhau nghe một giai thoại về chuyện này. Đó là, vào buổi sáng nọ, một người Việt hăm hở dẫn một cô gái nước ngoài tới nhà hàng đặc sản. Chưa bước vào, mới đọc biển hiệu, cô gái “Tây” kia đã hốt hoảng quay đầu ra và nói “Sao bạn lại dẫn tôi vào đây? Tôi đâu có ăn những thứ này?”. Hoá ra, chủ nhà hàng (tên là Mỹ Dung) đã đặt biển hiệu là “My Dung Restaurant”. Tiếng Anh “My Dung” có nghĩa là “phân của tôi”. Trời, vào nhà hàng đặc sản đây sao? Quả là nực cười (sau này, để tránh hiểu theo nghĩa xấu, các tên Dung (Mỹ Dung, Mai Dung, Thuỳ Dung,...) sang tiếng Anh người ta hay sửa thành “Dzung” cho phù hợp).

Chúng ta đang hô hào mọi người hưởng ứng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đó là một phong trào hay. Thiết tưởng, tiếng Việt cũng cần phải coi là một “hàng Việt Nam” thứ thiệt. Bởi ngôn ngữ chính là mặt biểu hiện sinh động nhất, là đặc trưng văn hoá, là niềm tự hào của mỗi quốc gia. Đừng vì sính tiếng ngoại mà đánh mất ý thức tự tôn dân tộc rất đáng trân trọng này.

Đọc thêm: http://tin.soha.vn/bao/khach_san_chi_thich_ten_tay-kK98IJX4C.htm#ixzz1YDkGi45A
Về Đầu Trang Go down
http://vietnamhoteliers.tk/ henryminh
 
Khách sạn chỉ thích tên Tây
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Công nghiệp du lịch thích nghi với sự tăng vọt số du khách Trung Quốc
» Thế nào là khách sạn 4 sao?
» Video “Sài Gòn bay” của chàng trai Pháp khiến thế giới thích thú
» Dấu hiệu người phỏng vấn không thích bạn
» Người Đức thích “tắm tiên” nhất khi đi biển

Permissions in this forum:Bạn được quyền trả lời bài viết
VietnamHoteliers.Forum :: Tin Đó Đây - News About...-
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề nàyChuyển đến