VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh
VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh


 
Văn minh du lịch : Trông người mà ngẫm đến ta  Coolte17Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 

 Văn minh du lịch : Trông người mà ngẫm đến ta

Go down 
Tác giảThông điệp
ThanhTha
Khách viếng thăm




Văn minh du lịch : Trông người mà ngẫm đến ta  Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn minh du lịch : Trông người mà ngẫm đến ta    Văn minh du lịch : Trông người mà ngẫm đến ta  I_icon_minitime23rd February 2012, 12:32 am

Văn minh du lịch : Trông người mà ngẫm đến ta  3855247488

NDĐT - Lễ hội hoa cuối năm tơi tả, chân tượng Trấn Võ (đền Quan
Thánh), cột chùa Đồng, chuông đồng Yên Tử, đầu Rùa Văn Miếu mòn vẹt
dần, những thắng cảnh nhem nhuốc vì rác... là những hình ảnh đáng buồn
mà ngành du lịch Việt Nam phải gánh chịu từ chính những du khách nội địa
của mình. Dường như, khái niệm “văn minh du lịch” vẫn còn xa lạ với
nhiều người Việt Nam.
Cái giá của văn minh

“Cậu bạn mình đưa đi
chơi Seoul, thăm bảo tàng quốc gia Hàn Quốc, cung vua, nhà cổ…mà giới
thiệu mọi thứ cứ như một sử gia, đầy am hiểu và lòng tự hào dân tộc.
Đồng thời còn dạy mình một bài học sâu sắc về văn hóa ứng xử nơi công
cộng chỉ với một chi tiết nhỏ: trước khi đi khỏi chỗ vừa ngồi nghỉ công
cộng, cậu ấy lau sạch hai, ba giọt nước dưa hấu do con trai ba tuổi của
mình làm rớt ra sàn”, cô gái có nickname anhthu—thainguyen chia sẻ trên
diễn đàn webtretho với sự ngưỡng mộ.
Đồng cảm, chị Nguyễn Thị
Minh Nguyệt (32 tuổi – Hà Nội) cho biết chị rất thích chuyến đi đến
Kulalumpur (Malaysia) chỉ bởi “ở đó rất văn minh và lịch sự”. “Lần ấy,
khi tham quan tháp đôi Petronats, chúng tôi đã phải xếp hàng gần 2 tiếng
vì quá đông. Nhưng mọi người không hề chen lấn mà xếp thành hàng rất kỷ
luật và nghiêm túc. Anh bạn đi cùng nói “bây giờ tớ mới biết cái giá
của sự văn minh là như thế nào”. Thấy những người xung quanh lịch sự,
mình cũng lịch sự theo như một phản xạ tự nhiên, chứ về đến sân bay ở
Việt Nam gặp cảnh chen lấn lại thấy buồn”, chị tâm sự.
Có lẽ,
câu chuyện của chị Nguyệt cũng giống với nhiều người khác từng đi du
lịch ở nước ngoài. Vẫn biết nước mình đẹp lắm, nhưng họ đành chọn nơi
khác để được hưởng một không khí thoải mái và lịch sự.
Việt Nam là
một trong số rất ít các quốc gia có thể khai thác được rất nhiều loại
hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, lễ
hội, du lịch mua sắm….Buồn thay, sự thiếu văn minh của người Việt khi đi
du lịch cũng vì thế mà phủ rộng khắp nơi. Từ sự vô ý nơi nghỉ dưỡng,
đến những vô tâm khi ứng xử nơi di tích, đền chùa và thắng cảnh thiên
nhiên.
“Vợ chồng ông anh tôi mới đi chơi ở Vinpearl Đà Nẵng, ông
ấy bảo đang ngồi ăn ở nhà hàng trong resort thì một chị Việt Nam ở bàn
bên cạnh có con buồn tiểu, thế là chị ấy dẫn con ra hồ bơi ngay đó chĩa
xuống mà xả trước bao nhiêu là khách…”, thành viên T—Quyên trên diễn đàn
webtretho phản ánh.
Cách đây không lâu, bài báo “Tại sao du
khách Việt bị từ chối” trên báo Sài gòn tiếp thị đã nhắc đến trường hợp
oái oăm khi chủ ngôi nhà cổ Ba Đức (Cái Bè, Tiền Giang) đã thẳng thắn từ
chối đoàn khách Việt đến thăm khu nhà. Hóa ra, chủ nhà đã có mấy “kinh
nghiệm để đời” về sự vô ý thức của những người khách Việt chỉ biết đòi
ăn rùa, rắn, xả đầy rác và làm cho vườn trái nhà ông xơ xác.
Lần
theo những dòng thời sự, sẽ còn bắt gặp cảnh tan hoang của các di tích
sau mỗi mùa lễ hội, bãi biển đầy rác thải, lễ hội hoa bầm dập vì những
vết chân dẫm đạp hay cảnh chen lấn xô đấy, thiếu nhường nhịn của một bộ
phận du khách Việt.
Trông người mà nghĩ đến ta, chỉ còn biết thở
dài, bởi lẽ văn minh du lịch cũng chỉ là một phần nhỏ trong ý thức công
cộng nói chung của người Việt, mà muốn cải tạo nó, kỳ thực quá phức tạp.
“Xem, hưởng thụ, nhưng đừng gây hại”.
Đây
là câu nói quen thuộc mà những người quan tâm đến du lịch sinh thái hay
nhắc đến. Song có lẽ, câu nói này phù hợp với cả những loại hình du
lịch khác. Bởi, chỉ vì ý thức kém mà các công trình kiến trúc, các di
sản và cả sự yếu mến của bạn bè năm châu với đất nước Việt Nam cũng bị
gây hại nặng nề.
Trong bài viết Kinh nghiệm du lịch sinh thái tại
Nhật Bản đối với Việt Nam, TS. Phạm Trương Hoàng cho biết, người Nhật
luôn có ý thức bảo vệ môi trường nên sẵn sàng trả giá cao hơn cho các
sản phẩm du lịch có “giá trị môi trường cao”. Vì vậy, tại Nhật, nhiều
khách sạn, nhà hàng đã chủ động xây dựng vòng tròn khép kín như thu thập
rác hữu cơ để tận dụng trồng rau sạch cũng là để thu hút được nhiều
khách hơn.
Đồng tình, nhưng dưới góc độ du lịch văn hóa di sản,
nhà nghiên cứu cổ nhạc Bùi Trọng Hiền cho rằng sẽ rất khó khăn để cải
tạo ý thức nơi công cộng của người dân, do đó, bản thân người quản lý di
tích phải chủ động đề cập vấn đề này với du khách của mình. “Hướng dẫn
viên ngoài việc giới thiệu cái hay, cái đẹp cũng cần nhấn mạnh đến nguy
cơ xâm hại di sản do sự vô ý thức của du khách. Họ cũng nên là người
giám sát và cảnh báo du khách ngay khi có hiện tượng vi phạm di tích, dù
là nhỏ. Bởi lẽ, có bao nhiêu rào chắn, biển hướng dẫn mà không có người
nghiêm khắc nhắc nhở hay xử phạt thì khó mà kiểm soát được sự vô ý thức
của đám đông - cái vấn nạn nhức nhối lâu nay mà chúng ta vẫn thường gọi
là văn minh nơi công cộng”, anh Hiền nhận định.
Theo
PGS.TS.Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng viện VHNTVN, phải có chế tài xử
phạt trực tiếp vào “túi tiền” của những du khách vô ý thức. “khi liên
lạc với các công ty du lịch nước ngoài, bên cạnh hợp đồng, bao giờ du
khách cũng nhận được 1 email có kèm theo danh sách nội quy kèm theo mức
xử phạt bằng tiền nếu du khách vi phạm. Nhưng đó là chuyện ở các nước có
nền du lịch phát triển, còn ở Việt Nam, theo tôi, các khu du lịch cũng
nên treo những bảng nội quy kèm theo mức tiền xử phạt thật cao đối với
các khách du lịch thiếu văn hóa. Thấy phạt tiền, ít nhiều họ sẽ chú ý
hơn”, ông Quang nhấn mạnh./.

ĐIỆP TRẦN
Về Đầu Trang Go down
 
Văn minh du lịch : Trông người mà ngẫm đến ta
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vụ chìm tàu du lịch 2 tầng 9 người bị nạn trong một gia đình
» Du khách Việt nam trong tầm ngắm các hãng lữ hành nước ngoài
»  Du lịch "rùng mình" khi giá vé máy bay tăng
» Người Hà Nội trong mắt du khách????
» 15 người bị kẹt trong thang máy

Permissions in this forum:Bạn được quyền trả lời bài viết
VietnamHoteliers.Forum :: Tin Đó Đây - News About...-
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề nàyChuyển đến