VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh
VietnamHoteliers.Forum
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân, mời các bạn chung tay đóng góp bài viết về Qui trình nghiệp vụ hoặc Bài viết chuyên môn, nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu chuyên môn quản lý khách sạn. Xin đừng thụ động, đừng đứng ngoài lề, ai biết chuyên môn nào thì tham gia chuyên môn đó, có kinh nghiệm lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó, không chuyên môn, không kinh nghiệm thì cùng online để ủng hộ Vietnam Hoteliers
Henry Minh


 
Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao Coolte17Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nguyencongtu
Thành viên cấp 1



Tổng số bài gửi : 2
Điểm Tổng Hợp : 5064
Điểm bài viết hay : 5
Join date : 05/07/2010

Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao Empty
Bài gửiTiêu đề: Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao   Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao I_icon_minitime3rd July 2011, 2:51 pm

Vừa rồi có đoàn kiẻm tra đòi phải treo nội quy Bảo Vệ Môi Trường , các bác làm ở 5* đã có ai gặp phải yêu cầu này chưa? nội quy đó có gì? nếu các bác có vui lòng cho e 1 copy để tham khảo với nhé.
Thanks
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1165
Điểm Tổng Hợp : 8525
Điểm bài viết hay : 17
Join date : 13/05/2010

Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao   Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao I_icon_minitime3rd July 2011, 10:08 pm

nguyencongtu đã viết:
Vừa rồi có đoàn kiẻm tra đòi phải treo nội quy Bảo Vệ Môi Trường , các bác làm ở 5* đã có ai gặp phải yêu cầu này chưa? nội quy đó có gì? nếu các bác có vui lòng cho e 1 copy để tham khảo với nhé.
Thanks
10 nguyên tắc thực hiện chương trình quản lý môi trường trong hoạt động du lịch
Cập nhật ngày: 13/03/2008
Nguồn:Tạp chí DLVN số tháng 10/2007

Trong hoạt động
du lịch, cách tiếp cận 10R trong phát triển bền vững chủ yếu là cách
tiếp cận từ phía cung, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực, kiểm soát chi phí kinh doanh và lượng chất thải.


Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao Tour-trong-cayNội
dung của quy trình 10R bao gồm: Recognize (Nhận thức), Refuse (Từ
chối), Reduce (Giảm thải), Replace (Thay thế), Re-use (Tái sử dụng),
Recycle (Tái chế), Re-engineer (Tái cơ cấu), Retrain (Đào tạo lại),
Reward (Thưởng), Re-educate (Giáo dục lại). Mười nguyên tắc trên được
xem như một quá trình thống nhất và trong đó một số nguyên tắc có liên
hệ trực tiếp với nhau. Đối với những tập đoàn lớn, nguyên tắc 10R được
thực hiện theo cả một quy trình nằm trong hệ thống quản lý môi trường
của tập đoàn EMS và thường được đưa vào chương trình đào tạo thường
xuyên dành cho nhân viên.

1.Nhận thức (Recognise)
Nhận
thức được coi là bước đầu tiên trong việc thực hiện chương trình quản
lý môi trường vì đây là bước nhận thức những vấn đề, những tác động môi
trường cũng như những cơ hội có được từ việc thực hiện chương trình quản
lý môi trường. Nhận thức có nghĩa là nhận biết và hiểu được những nội
dung thông qua việc thực hiện những nghiên cứu và phân tích trước khi
thực hiện chương trình quản lý môi trường. Hoạt động nghiên cứu là cơ sở
cho việc đề xuất ra sứ mệnh doanh nghiệp liên quan tới môi trường và
đưa ra khuôn khổ cho việc xác định xem có đạt được các mục tiêu đề ra
hay không. Giai đoạn này còn bao gồm việc xác định các chỉ tiêu môi
trường. Ví dụ như, chỉ số đo lường mật độ khách trên một khu vực bãi tắm
để đảm bảo tính bền vững môi trường hay chỉ số xác định mức nước thải ô
nhiễm có nguồn gốc từ hoạt động du lịch.

2. Từ chối (Refuse)
Đối
với doanh nghiệp du lịch, cách đơn giản nhất trong việc thực hiện
chương trình quản lý môi trường là từ chối không tiến hành những hoạt
động có thể gây ra những tác hại đối với môi trường. Ví dụ như để tránh
tác hại tới tầng khí quyển, doanh nghiệp có thể từ chối việc sử dụng
thiết bị làm lạnh có chứa khí CFC. Việc từ chối này còn thể hiện nguyên
tắc cảnh báo trước ngay cả khi chưa có đủ chứng cứ khoa học để cho rằng
một hoạt động nào đó gây ra tác hại xấu tới môi trường. Ví dụ, một làng
du lịch có thể từ chối không đưa các loài cây không có nguồn gốc bản địa
vào trồng dùng để trang trí sân vườn, vì lo ngại những tác động trong
tương lai tới hệ sinh thái của địa phương.

3. Giảm thải (Reduce)
Trong
nhiều trường hợp, không phải tất cả các hoạt động có thể thực hiện theo
nguyên tắc từ chối, nhất là trong trường hợp không có nguyên liệu thay
thế hoặc hoạt động thân thiện với môi trường thay thế. Trong trường hợp
này, việc giảm thải xuống một mức đề ra trước là cần thiết. Ví dụ như,
nhờ hệ thống điều khiển, khách sạn có thể phân chia khu vực phòng ngủ và
khu vực công cộng, từ đó thực hiện tắt điện hệ thống sưởi một cách tự
động khi không có khách ở trong phòng hoặc có thể giảm nhiệt độ trong
khu vực công cộng xuống 1 - 20C. Ở xứ lạnh, việc giảm nhiệt
độ của hệ thống sưởi có thể giảm đáng kể chi phí hàng tháng mà không ảnh
hưởng tới sự hài lòng của khách.

4. Thay thế (Replace)
Sau
khi thực hiện hai bước trên, bước tiếp theo là thực hiện việc thay thế.
Nhờ quá trình kiểm toán môi trường, việc thay thế sản phẩm thân thiện
với môi trường hoặc ít gây độc là tương đối dễ dàng. Khách sạn sử dụng
nhiều hóa chất trong việc giặt là, hóa chất dùng cho bể bơi và chất tẩy
rửa có thể được thay thế bằng hóa chất ít độc hại hơn; thay thế túi nhựa
plastic bằng túi vải để đựng và trả đồ cho khách. Việc thực hiện các
biện pháp liên quan tới thay thế các thiết bị sưởi, chiếu sáng và nước
là bước đầu trong thực hiện kiểm toán môi trường trong các hoạt động
hàng ngày.

5. Sử dụng lại (Re-use)
Khi mục tiêu cải
thiện hoạt động và quản lý chi phí được thực hiện nhờ việc thay thế và
cắt giảm việc sử dụng không hiệu quả thì bước tiếp theo là xem xét chất
thải các nguồn cung ứng có thể được tái sử dụng hay không. Đối với hoạt
động vận tải của doanh nghiệp du lịch, nếu có thể sử dụng lại những hóa
chất dùng cho động cơ hoặc thiết bị bảo dưỡng thì ban đầu việc làm chưa
thấy được lợi ích cụ thể nhưng nếu tích lũy trong cả một năm thì số
lượng lớn được tích lũy.

6. Tái chế (Recycle)
Chất thải
là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh có thể được tận dụng và
tái chế, làm giảm áp lực đối với môi trường trong việc tạo ra những
nguyên liệu mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Ở Bắc Mỹ, các khách
sạn và nhà hàng đã giảm đáng kể thức ăn dư thừa thông qua việc tái chế
làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân hữu cơ. Nếu thức ăn còn có thể sử
dụng và vẫn đảm bảo an toàn nhưng không đáp ứng được yêu cầu phục vụ thì
có thể được phân phối miễn phí hoặc giá rẻ cho hệ thống nhà ăn phúc
lợi. Xu hướng tái chế ngày càng trở nên phổ biến ở các nước phát triển.

7. Tái cơ cấu (Re-engineer)
Trong
hoạt động kinh doanh hiện đại, thuật ngữ cơ cấu, được hiểu là đưa ra
thay đổi trong cách thức quản lý của công ty để giảm chi phí và đạt được
mức tăng trưởng. Xét về thuật ngữ kỹ thuật, tái cơ cấu được hiểu là đặc
trưng của hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong việc mua
sắm và giới thiệu những sản phẩm mới. Đối với một tập đoàn lớn như
McDonald’s sau khi đã tiết kiệm được hàng triệu USD nhờ việc sử dụng các
hộp đựng thức ăn chế tạo bằng chất polystyrene, công ty này đã đưa ra
quyết định tái cơ cấu trong hoạt động kinh doanh là sử dụng các hộp các
tông tái chế. Quyết định này đã góp phần tiết kiệm thêm cho công ty hàng
triệu USD.

Trong trường hợp của các hãng điều hành tour, thông
qua những tiêu chuẩn về mua sắm được xác định cụ thể trong từng thành
phần của sản phẩm trong tờ giới thiệu, vai trò của tiêu chuẩn môi trường
được thể hiện như là một phần của chất lượng sản phẩm, kết quả của hoạt
động nghiên cứu nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của khách hàng.

8. Đào tạo lại (Retrain)
Do
đặc thù của hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi rất nhiều lao động
trực tiếp nên chất lượng của nhân viên đóng vai trò quyết định trong
việc làm hài lòng khách hàng. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh ngày
càng tăng, các doanh nghiệp xây dựng lợi thế dựa trên chất lượng dịch vụ
hơn là cạnh tranh bằng giá thì việc đào tạo và đào tạo lại nhân viên
ngày càng trở lên quan trọng. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện
chương trình quản lý môi trường và mong muốn cung cấp thông tin về môi
trường cho khách hàng thì đội ngũ nhân viên còn có thêm vai trò thông
tin và thuyết phục khách thực hiện. Ví dụ như ở làng du lịch Center
Parcs thông tin cho khách bằng việc đề nghị không sử dụng ôtô và khuyến
khích sử dụng xe đạp là phương tiện đi lại trong làng du lịch.

9. Thưởng (Reward)
Người
ta nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thân thiện với
môi trường sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn. Một ví dụ về thực hiện theo
nguyên tắc này là từ hoạt động của khách sạn Pacific (Canada), người ta
nhận thấy rằng động lực làm việc của nhân viên được nâng cao thông qua
các hình thức bằng khen, thưởng tiền khi đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra.
Ví dụ như Tập đoàn khách sạn và khu nghỉ dưỡng Inter Continental công bố
các mục tiêu môi trường và thưởng cho những khách sạn thuộc tập đoàn
hoặc nhân viên bằng tiền thưởng hoặc bằng khen.

10. Giáo dục lại (Re-educate)
Nguyên
tắc này xuất hiện đầu tiên tại các nước phát triển khi người ta nhận
thức được thay đổi hành vi và thái độ của mỗi người có vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ và khắc phục những hậu quả môi trường. Nội dung
của nguyên tắc gồm nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc
giới thiệu cho du khách về chất lượng môi trường trong sản phẩm du lịch.
Với vai trò là một ngành dịch vụ, các doanh nghiệp du lịch, thông qua
đội ngũ nhân viên, có cơ hội đưa thông tin về môi trường tới hàng triệu
khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Từ đó, góp phần vào giáo dục ý thức
môi trường và ngăn được hành vi có thể gây hại tới môi trường trong
hoạt động kinh doanh du lịch.

Như vậy, thông qua việc thực hiện
một hoặc toàn bộ các nguyên tắc trên, những nội dung về môi trường sẽ
được truyền tải tới nhân viên trong doanh nghiệp du lịch. Trong trường
hợp những nội dung này được truyền tải đúng cách và đúng đối tượng có
thể làm thay đổi hành vi của du khách. Đối với doanh nghiệp, việc thực
hiện những quy trình này hầu như không đòi hỏi quá nhiều chi phí mà lại
có thể đem lại lợi nhuận ổn định thông qua cắt giảm những chi phí không
cần thiết.



Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao Printer
ĐỐI VỚI KHÁCH LƯU TRÚ


1. Trong thời gian ở khách sạn, khi ra
khỏi phòng, hãy tắt máy điều hòa, đèn và tivi. Để lại khách sạn các lọ
dầu gội đầu nhỏ nếu bạn không dùng đến. Tránh sử dụng dịch vụ phòng.
Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao Hotel26


2. Tham gia vào các chương trình tái sử
dụng đồ vải của khách sạn, hoặc thông báo với khách sạn là bạn không
cần thay khăn tắm và tấm trải giường mỗi ngày.

3. Để biết được
khăn tắm nào là của người nào, hãy mang theo một ít đinh ghim an toàn và
những hạt nhỏ nhiều màu. Đính đinh ghim và hạt màu vào từng chiếc
khăn, mỗi màu cho mỗi người. Nhớ gỡ đinh ghim ra khi bạn trả phòng.

4. Giảm lượng nước sử dụng khi tắm rửa hoặc vệ sinh

5. Khi rời phòng khách sạn, nhớ kéo rèm cửa lại.

6. Tham gia vào các chương trình tái chế của khách sạn bằng cách bỏ những vật có thể tái chế vào đúng nơi quy định.

7. Mang theo túi đựng đồ để đựng quần áo bẩn mang về nhà.

8. Hãy để những chai lọ nhỏ ở phòng khách nếu bạn không sử dụng.

9.
Hãy mang theo bút lông và viết tên mỗi người vào từng cốc ở trong
phòng tắm khách sạn. Bạn cũng có thể ghi tên vào chai nước hoặc các vật
dụng khác.

10. Giữ lại giấy gói xà phòng để mang về nhà những mẩu xà phòng thừa.

11.
Thông báo với quản lý khách sạn, bằng cách nói trực tiếp hoặc viết lời
nhắn, rằng bạn muốn bảo vệ môi trường và muốn tham gia vào các chương
trình của khách sạn

12. Thay vì để đèn phòng tắm (hoặc quạt thông gió) mở cả đêm, bạn nên mang theo đèn ngủ khi ở lại đêm ở khách sạn.

13.
Nếu bạn được khách sạn cung cấp báo, hãy đưa cho người khác cùng đọc
hoặc để ở hành lang để mọi người có thể đọc. Hỏi khách sạn để biết báo
này có được tái chế không.

14. Nhớ tắt các thiết bị tập thể dục, tắm hơi, bồn tắm massage, Jacuzzi hoặc đèn sân tennis sau khi sử dụng xong

15.
Ở một số khách sạn, bạn có thể trả phòng thông qua chương trình trên
máy vi tính. Bạn có thể xem và kiểm tra hóa đơn, giúp tránh các thủ tục
giấy tờ.

16. Các chương trình hoặc sự kiện môi trường có thể
được đưa vào mục “những việc cần làm” của chương trình tivi trong nội bộ
khách sạn.

17. Dùng xe của khách sạn thay vì thuê xe ngoài. Sử dụng phương tiện công cộng ở thành phố nơi bạn đến.
Về Đầu Trang Go down
http://vietnamhoteliers.tk/ henryminh
 
Nội Quy Bảo Vệ Môi Trường cho ks 5 sao
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bếp trưởng: Ông vua của Nhà hàng
» Tuyển bếp trưởng
» Mặc đẹp như đàn ông trưởng thành
» Khai Trương KS 5 sao Nikko Sài gòn
» Khách sạn có môi trường làm việc tốt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VietnamHoteliers.Forum :: Forum :: Diễn đàn nghề Nhân sự-
Chuyển đến